Sở hữu, mua một ngôi nhà cũng đồng nghĩa với việc phải bỏ ra một khoản tích lũy không hề nhỏ. Vì thế, để đảm bảo các quyền lợi cá nhân cũng như sự an tâm khi quyết định “xuống tiền” mua một căn nhà, mảnh đất, người mua mua đất cần giấy tờ gì? Hãy cùng Brown tìm hiểu kỹ lưỡng, cẩn thận về các loại giấy tờ khi mua nhà qua bài viết dưới đây.
Các loại giấy tờ khi mua nhà người mua phải chuẩn bị
Các loại giấy tờ bắt buộc phải có
Định danh hay xác minh danh tính là bước tiên quyết trong bất cứ giao dịch nào, đặc biệt với một thương vụ lớn như mua bán bất động sản. Để các quy trình và thủ tục pháp lý được trơn tru, thuận tiện, bên mua nhà đắt cần chuẩn bị sẵn sàng các loại giấy tờ tùy thân sau đây (căn cứ theo khoản 1 Điều 40 và khoản 1 Điều 41 Luật Công chứng 2014, Việt Nam).
- Chứng minh nhân dân hoặc căn cước công dân gồm bản chính và bản sao.
- Hộ khẩu bản chính và bản sao để đối chiếu.
- Giấy đăng ký kết hôn (nếu đã kết hôn) hoặc giấy xác nhận tình trạng hôn nhân (nếu chưa kết hôn).
- Trong trường hợp bên mua là người nước ngoài muốn sở hữu căn hộ hoặc nhà ở tại các dự án nhà ở thương mại, cần xuất trình hộ chiếu còn giá trị pháp lý, có đóng dấu xác nhận nhập cảnh của cơ quan xuất nhập cảnh Việt Nam (và không thuộc các trường hợp miễn trừ, ưu đãi về ngoại giao).
- Trong trường hợp đứng tên chung sổ đỏ: cả khách hàng và người đứng tên chung đều phải chuẩn bị chứng minh nhân hoặc dân căn cước công dân, hộ khẩu và cùng ký chung vào hợp đồng mua bán chuyển nhượng bất động sản ngay tại phòng công chứng.

Những loại giấy tờ khác có thể cần dùng
Vào thời điểm này, nhiều khách hàng thường lựa chọn giải pháp cho vay thế chấp hoặc tín chấp khi quyết định mua nhà. Trường hợp này, người mua cần chuẩn bị thêm các loại giấy tờ khi mua nhà khác đi kèm, như sau:
Hóa đơn thế chấp và các loại giấy tờ khác liên quan
Khách hàng vay ngân hàng bằng thế chấp tài sản với mục đích là mua bất động sản bắt buộc phải có những loại giấy tờ sau: đơn vay thế chấp bằng tài sản hình thành từ vốn vay, bản sao CMND (CCCD), giấy xác nhận độc thân hoặc giấy đăng ký kết hôn, hộ khẩu hoặc sổ tạm trú (KT3).

Hơn nữa khách hàng cũng cần chứng minh khả năng chi trả (hay thu nhập) thông qua hợp đồng cho thuê nhà, hợp đồng lao động hay sao kê tài khoản chuyển lương qua ngân hàng. Các giấy tờ như hợp đồng bán nhà đã công chứng, thông báo trước bạ, sổ hồng, bản vẽ hiện trạng nhà đất cũng phải chuẩn bị sẵn sàng để làm thủ tục vay.
Vay tín chấp cần các giấy tờ nào?
Bên cạnh vay thế chấp, người mua có thể sử dụng hình thức vay tín chấp (loại hình vay không cần tài sản đảm bảo). Lúc này, những giấy tờ cần chuẩn bị sẽ bao gồm: CMND (CCCD) hoặc hộ chiếu, sổ hộ khẩu hoặc KT3, hồ sơ chứng minh công việc (bảng sao kê lương, hợp đồng lao động,…) và giấy xin vay tín chấp.

Các loại giấy tờ khi mua nhà đất mà khách hàng cần kiểm tra kỹ
Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất (QSDĐ)
Theo luật pháp Việt Nam ban hành, việc chuyển nhượng quyền sử dụng đất bắt buộc phải có giấy chứng nhận. Đồng thời, nếu là một dự án uy tín, hợp pháp xây dựng, khi đưa vào kinh doanh phải được đăng ký quyền sở hữu nhà hoặc công trình gắn liền với lô đất trong giấy chứng nhận QSDĐ, theo điều 9 luật Kinh doanh Bất động sản 2014 do nhà nước ban hành.

Trong các trường hợp đặc biệt, nếu chủ đầu tư của dự án chưa được cấp giấy chứng nhận về quyền sử dụng đất, để đảm bảo giao dịch diễn ra an toàn và minh bạch, khách hàng có thể yêu cầu kiểm tra các giấy tờ chứng minh rằng chủ đầu tư có quyền sử dụng đất (QSDĐ) hợp pháp để thực hiện dự án này và chắc chắn sẽ được cấp giấy chứng nhận QSDĐ trong tương lai. Các loại giấy tờ có thể bao gồm:
- Quyết định cho phép sử dụng đất để xây dựng dự án
- Quyết định giao đất, cho phép chuyển mục đích sử dụng đất hay quyết định cho thuê đất
- Biên bản bàn giao đất thực địa
Trước khi xem xét ký kết giấy tờ mua nhà đất, quyết định phê duyệt quy hoạch chi tiết tỉ lệ 1/500 hoặc quy hoạch tổng mặt bằng dự án. Quy hoạch chi tiết 1/500 hoặc quy hoạch mặt bằng cũng là loại giấy tờ cần được đặc biệt lưu ý. Cụ thể như sau, đây là những giấy tờ quy định rõ ràng công trình sẽ được xây dựng với cấu trúc và mặt bằng như thế nào.
Qua đó, khách hàng có thể nắm bắt được tiến độ, tình hình xây dựng dự án có giống trong hợp đồng đã cam kết hay không. Đồng thời, đây cũng là cơ sở để cơ quan có thẩm quyền quyết định có cấp giấy phép để đầu tư cho dự án hay không.
Để chắc chắn, an tâm hơn thì khách hàng có thể yêu cầu bên bán cung cấp hồ sơ của dự án, thiết kế bản vẽ thi công (đã được phê duyệt bởi các cơ quan có thẩm quyền), giấy phép xây dựng, giấy tờ về nghiệm thu việc hoàn thiện xây dựng cơ sở hạ tầng, kỹ thuật (tương ứng với tiến độ dự án).

Chú ý, nếu mua căn hộ tại các tòa nhà chung cư, khách hàng cần đảm bảo có biên bản nghiệm thu đã hoàn thành xong phần nóc của tòa nhà đó.
Lưu ý: về giấy tờ khi mua bán nhà qua trung gian
Đến nay, việc mua nhà qua trung gian như nhân viên môi giới, sàn giao dịch bất động sản vẫn được nhiều khách hàng quan tâm nhờ sự tư vấn và hướng dẫn chi tiết, tận tình. Tuy nhiên, không ít người mua đã gặp phải tình huống “khó đỡ” khi làm việc với những bên trung gian không uy tín, chuyên nghiệp.
Để hạn chế các rủi ro trên, người mua cần kiểm tra kỹ các giấy tờ chứng minh tư cách do chủ đầu giới thiệu như giấy uỷ quyền, hợp đồng dịch vụ môi giới,… để đảm bảo bên môi giới được chủ đầu tư uỷ quyền bán sản phẩm của họ.
Mua đất cần giấy tờ gì? – Thủ tục mua nhà
Sau bước chuẩn bị và kiểm tra giấy giờ, thủ tục mua nhà là điều mà mọi khách hàng quan tâm. Về cơ bản, một giao dịch mua nhà sẽ được thực hiện theo các bước sau:

Bước 1: Bên mua và bên bán đến cơ quan công chứng (không phân biệt địa bàn) để lập hợp đồng mua bán nhà, khi đi mang theo giấy tờ tùy thân, chứng minh quyền sở hữu nhà ở,… đã chuẩn bị ở trên. Hợp đồng có thể được soạn theo mẫu sẵn hoặc do chính công chứng viên soạn.
Bước 2: Một trong 2 bên nộp hồ sơ mua bán nhà tại cơ quan quản lý cấp huyện (nếu là cá nhân) hoặc cơ quan quản lý cấp tỉnh (nếu là tổ chức). Nếu bên bán chỉ bán một phần nhà ở gắn với quyền sử dụng đất thì khi nộp phải kèm theo bản vẽ sơ đồ diện tích nhà ở và đất ở (có thẩm tra của cơ quan quản lý nhà ở nếu ở thành thị, có xác nhận của Uỷ ban nhân dân xã nếu ở nông thôn)
Bước 3: Cơ quan quản lý nhà ở kiểm tra và xác định vị trí lô đất căn cứ vào hồ sơ nhận được, sau đó gửi cho cơ quan thuế để xác định nghĩa vụ tài chính (tùy trường hợp mới phải thực hiện nghĩa vụ này).
Bước 4: Sau khi cơ quan thuế xác định nghĩa vụ tài chính xong, khách hàng sẽ nhận được thông báo từ cơ quan quản lý nhà nước để đến thực hiện nghĩa vụ này tại cơ quan thuế.
Bước 5: Sau khi hoàn thành nghĩa vụ nộp thuế nói trên, người mua (lúc này là chủ nhà) cần nộp lại biên lai thu thuế cùng lệ phí trước bạ cho cơ quan quản lý nhà nước để được nhận giấy chứng nhận quyền sở hữu nhà cùng với quyền sở hữu đất ở.
Khách hàng khi tiến hành đóng các loại lệ phí nên giữ lại đầy đủ biên lai phòng trường hợp cần thiết. Khi đặt cọc, để bảo vệ quyền lợi cá nhân về sau, người mua cũng cần lập thành văn bản và có thể yêu cầu công chứng hợp đồng đặt cọc.
Chuẩn bị và kiểm tra đầy đủ các loại giấy tờ khi mua nhà là công việc quan trọng và không hề đơn giản. Vì vậy, để quá trình mua bán thuận tiện, dễ dàng và an toàn, khách hàng nên lựa chọn những chủ đầu tư uy tín trên thị trường.
Tân Á Đại Thành – thương hiệu bất động sản số 1 Việt Nam với những dự án đại đô thị Meyhomes Capital Phú Quốc với quy trình bàn giao rõ ràng, minh bạch là địa chỉ tin tưởng để quý khách hàng tìm hiểu thông tin về ngành cũng như về sản phẩm.
_______________
Đầu tư Phú Quốc – Đầu tư Meyhomes!
Chi tiết dự án: https://browngroup.vn/meyhomes-capital/
Liên hệ ngay với Brown 0944.885.666 để booking căn đẹp và nhận những ưu đãi hấp dẫn nhất!
Đọc thêm: Dự án Khu phi thuế quan Phú Quốc – Khát vọng đưa Phú Quốc lên một tầm cao mới