Nghề môi giới về lĩnh vực bất động sản không còn xa lạ trên thị trường nhà đất Việt Nam, tuy nhiên, đại đa số chúng ta vẫn chưa hiểu rõ, cụ thể về ngành nghề này. Để có cái nhìn khách quan hơn về nghề môi giới bất động sản, quý khách hàng hãy cùng Brown tìm hiểu qua bài viết dưới đây.
Khái niệm nghề môi giới BĐS?
Trong ký ức của người dân Việt, nghề môi giới bất động sản là nghề nghiệp không chính thức đã xuất hiện từ khá lâu, thường tập trung nhiều tại các đô thị lớn, dần dần xuất hiện nhiều cả những tỉnh thành, địa phương đã và đang phát triển về ngành bất động sản. Từ cô bán hàng nước ven đường đến những bà nội trợ, hay cả những bạn trẻ sinh viên mới ra trường đều có thể trở thành một người môi giới BĐS hay còn gọi là “cò đất” không chuyên.
Với thị trường chuyển nhượng, cho thuê nhà đất đang ngày một phát triển, công việc môi giới bất động sản đang dần trở nên “hot” hơn bao giờ hết.
Trước đó ta hãy tìm hiểu nghề môi giới là gì và hiểu như thế nào mới là chuẩn xác?
Môi giới được hiểu là hành vi làm trung gian giữa các bên gặp gỡ, tiếp xúc, đàm phán để thiết lập các quan hệ nhất định và giữa các bên được hưởng các lợi ích. Môi giới được chia thành ba phần khác nhau :
- Một là môi giới cho người bán
- Thứ hai là môi giới cho người mua
- Thứ ba là giám sát môi giới
Từ đó ta có thể đưa ra được kết luận rằng, Môi giới bất động sản là việc làm “trung gian” cho các bên trong mua bán, chuyển nhượng, cho thuê, cho thuê lại, cho thuê mua bất động sản, theo Khoản 2 Điều 3 Luật Kinh doanh bất động sản 2014 quy định. Những nhà môi giới bất động sản (Real Estate Consultants) là những người tư vấn, tiếp thị, quảng cáo bất động sản đến những khách hàng có nhu cầu.

Thực trạng, tình nghề môi giới BĐS tại Việt Nam hiện tại
Trong những năm gần đây, trước thực trạng thị trường nhà đất “nóng” trở lại, đa số giới đầu tư đều có xu hướng tìm đến những nhà môi giới bất động sản với mục đích tìm được những sản phẩm phù hợp túi tiền, phong thuỷ tốt và thủ tục pháp lý nhanh gọn, minh bạch.
Theo thống kê của Hội Môi giới bất động sản Việt Nam (VARS), hiện nay, Việt Nam có khoảng 200.000 người tham gia vào lĩnh vực môi giới bất động sản. Có rất nhiều lý do để giải thích cho con số trên, và ba nhân tố sau chính là những nhân tố hấp dẫn nhất để mọi người theo đuổi con đường nghề nghiệp đầy triển vọng và tiềm năng này:
- Các công ty môi giới bất động sản thường không đưa ra những yêu cầu khắt khe như bằng cấp cao hay kinh nghiệm lâu năm khi tuyển dụng. Đa số môi giới bất động sản hiện nay đều là “tay ngang”, là những sinh viên trái ngành hay những nhân viên văn phòng chưa được đào tạo bài bản.
- Môi trường làm việc tại những công ty môi giới nhà đất thường rất thoải mái, phù hợp với những bạn trẻ thích tự do và không muốn bị gò bó về thời gian làm việc.
- Cơ hội đổi đời khi vào nghề môi giới bất động sản là rất cao bởi những chuyên viên môi giới bất động sản thành công thường sở hữu mức hoa hồng đáng mơ ước.
Tuy nhiên, không phải ai cũng có thể tồn tại được ở ngành nghề đang rất phát triển này khi tỉ lệ cạnh tranh ngày càng cao. Ấp ủ cơ hội đổi đời khi vào Nghề môi giới bất động sản nhưng mỗi năm ước tính có khoảng 80% số lượng môi giới viên bỏ cuộc vì chưa đủ hiểu biết về chuyên ngành, kỹ năng mềm còn hạn chế hay không có mạng lưới kết nối rộng.
Vậy, để có thể trở thành một chuyên viên môi giới bất động sản thành công, việc quan trọng nhất là phải tìm được một đội ngũ môi giới bất động sản có tâm, có tầm để có thể rèn luyện và phát triển bản thân trong một môi trường lành mạnh, chuyên nghiệp.
Nghề môi giới bất động sản có cần chứng chỉ hành nghề?
Theo Luật kinh doanh bất động sản 2014 quy định:
- Tổ chức, cá nhân kinh doanh dịch vụ môi giới bất động sản phải thành lập doanh nghiệp theo đúng quy định về thành lập doanh nghiệp theo Luật doanh nghiệp năm 2014; và phải có ít nhất 02 người có chứng chỉ hành nghề môi giới bất động sản, trừ trường hợp quy định tại khoản 2 Điều 62 Luật kinh doanh bất động sản năm 2014.
- Cá nhân có quyền kinh doanh dịch vụ môi giới bất động sản độc lập (không phải thành lập doanh nghiệp) nhưng phải có chứng chỉ hành nghề môi giới bất động sản và đăng ký nộp thuế theo quy định của pháp luật về thuế.

Tuy nhiên thực tế hiện tại trên thị trường bất động sản có khá nhiều công ty, cá nhân môi giới BĐS nhưng chưa có chứng chỉ hành nghề.
Một nhân viên môi giới bất động sản sẽ làm gì?

Các công việc của một nhân viên môi giới bất động sản thông thường bao gồm:
- Tìm kiếm khách hàng từ các kênh bán hàng như telesale, mối quan hệ cá nhân, phát tờ rơi, facebook ads, google ads, seo website,…
- Cung cấp, tư vấn các thông tin về bất động sản bao gồm pháp lý, vị trí, giá bán, chủ đầu tư, phương thức thanh toán, ….
- Hỗ trợ các thủ tục liên quan đến mua bán bất động sản.
Những loại hình môi giới Bất Động Sản
- Công ty môi giới
- Môi giới cá nhân làm trong các công ty dịch vụ môi giới
- Môi giới tự do
Khó khăn của nghề môi giới bds
- Các kênh triển khai bán hàng
- Hoa hồng cao nhưng lương khá thấp, trung bình 3-5 triệu. Sale bds không bán được hàng đồng nghĩa với nỗi lo cơm áo, gạo tiển hàng tháng.
- Chốt sale. Có nhiều khách hàng nhưng tỷ lệ giao dịch thành công thấp, bị rớt khách hàng nhiều.
Lời khuyên cho nghề môi giới bất động sản
Bất cứ ngành nghề nào cũng có thể dễ dàng rẽ tay ngang để làm môi giới bất động sản, tuy nhiên thực tế là không phải ai cũng có thể trở thành nhà môi giới bất động sản chuyên nghiệp. Lời khuyên dành cho nghề môi giới bất động sản: điều quan trọng nhất vẫn là tích lũy đầy đủ kiến thức và kỹ năng của ngành, cùng sự kiên trì, nỗ lực và cố gắng, “quả ngọt” sẽ đến cùng thành công.
_______________
Đầu tư Phú Quốc – Đầu tư Meyhomes!
Chi tiết dự án: https://browngroup.vn/meyhomes-capital/
Liên hệ ngay với Brown 0944.885.666 để booking căn đẹp và nhận những ưu đãi hấp dẫn nhất!
Fanpage: https://www.facebook.com/batdongsanbrown